Theo Báo cáo Phát triển Bền vững hàng năm lần thứ 21, tập đoàn tin tức xe Ford Motor đã tuyên bố mục tiêu của hãng - trung hòa carbon trên toàn cầu trước năm 2050. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để giải quyết những vấn đề cấp bách về biến đổi khí hậu. Trung hòa carbon là phương pháp cân bằng hoặc loại bỏ lượng khí carbon thải ra môi trường, sao cho tổng lượng khí thải carbon bằng 0. Để đạt được mục tiêu này, Ford sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực đang chiếm khoảng 95% lượng phát thải CO 2 của hãng: phương tiện giao thông, chuỗi cung ứng và các nhà máy.
Đồng thời, tập đoàn Ford Motor cũng không ngừng đề ra 3 mục tiêu mới – dựa trên các cơ sở khoa học. Trong đó, Mục tiêu 1 kiểm soát khí thải trực tiếp từ các nguồn thuộc sở hữu hoặc trong tầm kiểm soát của Ford; Mục tiêu 2 giảm phát thải gián tiếp trong quá trình năng lượng như điện, hơi nước, hệ thống làm nóng, làm mát được tiêu thụ bởi công ty; và Mục tiêu 3 giảm phát thải từ các
xe Ford đã được bán ra thị trường.
Năm 2019, Ford đã mở rộng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu để tìm kiếm những giải pháp hiệu quả hơn nhằm cân bằng được mong muốn và nhu cầu của con người, tiềm năng công nghệ, và các yếu tố tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Tất cả đều dựa trên tư duy thiết kế lấy con người làm trung tâm.
Một nhóm chuyên trách với đa chuyên môn, bao gồm các thành viên đến từ Mỹ, Trung Quốc và liên minh châu Âu đã được thành lập với mục tiêu phát triển các phương pháp trung hòa carbon cho tập đoàn; phân tích thông tin về môi trường, khách hàng, công nghệ, pháp luật, năng lượng, hướng tiếp cận cạnh tranh, đánh giá vòng đời sản phẩm, và các xu hướng khác.
Mục tiêu luôn đi kèm với các thách thức bên ngoài, như sự đồng thuận của khách hàng, các quy định của chính phủ, điều kiện kinh tế cũng như nguồn cung nhiên liệu có thể tái tạo được. Tuy nhiên, vượt qua các thách thức của biến đổi khí hậu là trách nhiệm và ưu tiên hàng đầu của Ford, với những hành động cụ thể như chung tay hạn chế sự nóng lên toàn cầu theo Thỏa thuận chung Paris.
Ford là tập đoàn
xe hơi hàng loạt duy nhất tại Mỹ, không chỉ tuân thủ Thỏa thuận chung Paris bằng việc cam kết giảm lượng khí thải CO 2 , mà còn sát cánh cùng bang California trong việc triển khai và thực hiện chặt chẽ các tiêu chuẩn phát thải khí nhà kính. Ford đã đầu tư hơn 11,5 tỷ đô la Mỹ vào việc điện hoá các phương tiện, bao gồm các phiên bản không phát thải của một số mẫu xe nổi tiếng như Mustang Mach-E, Transit Commercial EV và đặc biệt phiên bản F-150 chạy điện dự kiến sẽ ra mắt vào giữa năm 2022.
Trước đó, tập đoàn đã công bố kế hoạch sử dụng 100% năng lượng tái tạo được khai thác tại địa phương cho tất cả các nhà máy sản xuất trên toàn cầu vào năm 2035. Các nguồn năng lượng tự nhiên có thể tái tạo bao gồm thủy điện, địa nhiệt, năng lượng gió và mặt trời Ngoài mục tiêu và nỗ lực trung hòa carbon, báo cáo phát triển bền vững cũng nêu bật các hoạt động khác của Ford trong phạm vi tập đoàn và trên toàn cầu để bảo vệ môi trường.
2019 đã đánh dấu một năm đáng nhớ khi chiến lược điện khí hóa của Ford bắt đầu đi vào hoạt động. Tập đoàn đã cho ra mắt Mustang Mach-E - mẫu xe SUV Mustang chạy hoàn toàn bằng điện, dự kiến mở bán vào cuối năm 2020. Chiếc xe có thể di chuyển tới khoảng 300 dặm trong một lần sạc, theo ước tính của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA). Mustang Match E là mẫu xe đầu tiên chạy 100% bằng điện, nằm trong chiến lược điện hóa trị giá 11,5 tỷ đô la Mỹ của tập đoàn tới năm 2022.
Bên cạnh Mustang Mach-E, Ford cũng công bố hệ thống sạc điện công cộng lớn nhất Bắc Mỹ - FordPass Charging Network, với hơn 13.500 trạm sạc và khoảng 40.000 đầu sạc lẻ. Bước đi này của tập đoàn đã mở đường cho sự phát triển của những mẫu xe F-150 và Transit chạy hoàn toàn bằng điện trong tương lai. Qua đó, tiếp tục củng cố cam kết của Ford về kế hoạch điện hóa các dòng xe phổ biến, đồng thời tiếp tục phát triển những ưu điểm được khách hàng yêu thích như hiệu suất, khả năng vận hành và các tiện ích.
Ford cũng nhận thức được giá trị của việc quản lý chất thải và tái chế là trọng tâm chiến lược của Ford trong hơn một thập kỷ qua. Điều này đã được chứng minh bằng sự hợp tác giữa Ford và McDonald tại thị trường Mỹ vào năm 2019. Trong đó, Ford đã xử lý và tái chế chất thải từ quy trình sản xuất cà phê của McDonald như bã cà phê để ứng dụng sản xuất các linh kiện của xe. Sáng kiến này không chỉ giúp giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, mà còn giảm 20% khối lượng của các bộ phận mới và tiết kiệm 25% năng lượng trong quá trình sản xuất.
Quy trình biến đổi chất thải thành nguyên liệu sinh học cho các linh kiện xe Ford đã được các nhóm chuyên gia nghiên cứu và phát triển từ nhiều năm trước đây. Năm 2007, Ford đã giới thiệu đệm xe được sản xuất từ đậu nành thay vì dầu mỏ trên dòng xe Mustang. Và kể từ đó, tập đoàn đã áp dụng phát minh này cho mọi dòng xe ở Bắc Mỹ với tổng số xe lên tới hơn 25 triệu xe, tiết kiệm hàng trăm triệu pound khí CO2 thải ra bầu khí quyển.
Theo xedoisong.vn